Thủ tục nhận con nuôi tại Việt Nam
Bài viết liên quan:
- Công chứng , dịch vụ công chứng , thủ tục công chứng , văn phòng công chứng
- Dịch tiếng anh, dịch tiếng đức, dịch tiếng pháp, dịch tiếng nhật, dịch tiếng hàn
- Dịch công chứng , dịch thuật công chứng , dịch công chứng hà nội , dịch công chứng tphcm , dịch vụ dịch thuật , dịch thuật hà nội , công ty dịch thuật
A. Quy định chung:
Theo quy định của Luật Nuôi con nuôi: Người được nhận làm con nuôi phải là người từ 15 tuổi trở xuống. Người trên 15 tuổi chỉ có thể được nhận làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn.
Đối với người nhận nuôi con nuôi, pháp luật qui định phải đáp ứng đủ các điều kiện: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; có tư cách đạo đức tốt; có điều kiện thực tế đảm bảo việc trông nom chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con nuôi; không phải là người đang bị hạn chế một số quyền của cha mẹ hoặc bị kết án mà chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự của người khác…
B. Hồ sơ nhận nuôi con:
Thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi được quy định như sau:
1. Đơn xin nhận con nuôi có xác nhận của cơ quan đơn vị nơi người nhận nuôi công tác (đối với CB-CC, người lao động; lực lượng vũ trang) hoặc UBND Phường nơi cư trú (đối với nhân dân) của người nhận nuôi.
2. Cam kết về việc chăm sóc giáo dục đứa trẻ. Nếu có vợ hoặc chồng phải có chữ ký của cả vợ và chồng.
3. Giấy thỏa thuận về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi của cha mẹ đẻ, người giám hộ, cơ sở y tế hoặc cơ sở nuôi dưỡng (có xác nhận UBND nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của cơ sở y tế) .
4. Giấy khai sinh của người nhận nuôi con nuôi và của người được nhận làm con nuôi (trường hợp trẻ em chưa được khai sinh, thì phải đăng ký khai sinh trước khi đăng ký nhận nuôi con nuôi)
5. Chứng minh nhân dân của người nhận nuôi con nuôi.
6. Hộ khẩu của người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi.
7. Nếu người được nhận làm con nuôi từ 9 tuổi trở lên, thì phải có sự đồng ý của người đó.
Đối với trường hợp con nuôi là thương binh, người tàn tật hoặc người xin nhận con nuôi già yếu cô đơn, đơn phải có xác nhận của UBND nơi cư trú về hoàn cảnh đặc biệt đó.
HÃY LIÊN LẠC VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH
Trụ sở chính: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 04 62.92.4060 Hot-line: 0936 171 023 hoặc 01235 995 995
Email: [email protected]Website: luathoabinh.com
- ---------------------------------------------------------------