Quyền thuận tình ly hôn của vợ chồng
Tuy nhiên, trên thực tế việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc ly hôn của một số Tòa án tại các quận/huyện tại Hà Nội cũng như một số địa phương khác lại khá rắc rối. Ví dụ, khi hai vợ chồng thuận tình ly hôn làm đơn theo mẫu nhưng lại phải xin xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố và của UBND phường về tình trạng chung sống. Như vậy, nếu Tổ trưởng tổ dân phố và UBND phường không xác nhận thì người đang có nhu cầu ly hôn có ly hôn được không? Ngoài ra, việc xin xác nhận như vậy có ảnh hưởng tới quyền nhân thân của cá nhân hay không?
Tại Điều 42 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về quyền ly hôn như sau: "Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn." Ngoài ra, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: "Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn."
Như vậy cả Bộ luật Dân sự và luật chuyên ngành đều công nhận quyền được yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn hoặc công nhận thuận tình ly hôn của vợ chồng mà không thấy có quy định nào hạn chế và yêu cầu phải xin các xác nhận của tổ dân phố cũng như UBND phường/xã nơi cư trú.
Về vấn đề hòa giải trong vụ án hôn nhân gia đình thì tại Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định như sau: "Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở."
Như vậy là việc hòa giải là một biện pháp khuyến khích mà không phải là một quy định mang tính bắt buộc nhưng theo Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 hướng dẫn thực hiện Luật Hòa giải cơ sở lại quy định như sau: "1. Hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật sau đây:
a) Mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác);
b) Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất;
c) Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn;..." (Điều 5 phạm vi hòa giải cơ sở).
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH
Trụ sở chính: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 04 6292 4060 Hot-line: 0936 171 023Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh: 68/240 đường Trần Quang Khải, phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 04 6292 4060 Hot-line: 0936 171 023
Email: [email protected]Website: luathoabinh.com
- ---------------------------------------------------------------