Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
Bài viết liên quan:
- Công chứng , dịch vụ công chứng , thủ tục công chứng , văn phòng công chứng
- Dịch tiếng anh, dịch tiếng đức, dịch tiếng pháp, dịch tiếng nhật, dịch tiếng hàn
- Dịch công chứng , dịch thuật công chứng , dịch công chứng hà nội , dịch công chứng tphcm , dịch vụ dịch thuật , dịch thuật hà nội , công ty dịch thuật
Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại khoản 1 Điều này.
Văn phòng Luật sư Hòa Bình (HBLAWS) là một tổ chức được thành lập bởi sự cộng tác của các luật sư và chuyên gia luật đầu ngành. Với mong muốn mọi người dân được hỗ trợ pháp luật, chúng tôi cố gắng tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Mọi yêu cầu tư vấn có thể liên lạc trực tiết theo số: 0936 171 023
TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT – VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH
Văn phòng tại Hà Nội: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 04 6292 4060 Hot-line: 0936 171 023
Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh: 68/240 đường Trần Quang Khải, phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Hot-line: 0936 171 023
Email: [email protected]
---------------------------------Một số các thuật ngữ trong luật lao động:1. Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
2. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Tập thể lao động là tập hợp có tổ chức của người lao động cùng làm việc cho một người sử dụng lao động hoặc trong một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của người sử dụng lao động.
4. Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.5. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động là tổ chức được thành lập hợp pháp, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
6. Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động.7. Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
8. Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác.
9. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
10. Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ.- ---------------------------------------------------------------