Thủ tục mua bán nhà đất khi sổ đỏ đang thế chấp tại ngân hàng
Thủ tục mua bán nhà đất khi sổ đỏ đang thế chấp tại ngân hàng, mua bán nhà đất đang thế chấp tại ngân hàng, Mua nhà đất khi sổ đỏ trong ngân hàng
Bài viết liên quan:
- Công chứng , dịch vụ công chứng , thủ tục công chứng , văn phòng công chứng
- Dịch tiếng anh, dịch tiếng đức, dịch tiếng pháp, dịch tiếng nhật, dịch tiếng hàn
- Dịch công chứng , dịch thuật công chứng , dịch công chứng hà nội , dịch công chứng tphcm , dịch vụ dịch thuật , dịch thuật hà nội , công ty dịch thuật
Tham khảo một số dịch vụ tốt nhất hiện nay:
- Taxi sân bay nội bài
- Dịch thuật tiếng anh
Về việc mua bán nhà đất đang thế chấp tại ngân hàng, chúng tôi nhận được rất nhiều các thắc mắc, mong muốn được tư vấn về vấn đề này, Luật sư tư vấn:
Tại Khoản 4, Điều 718 Bộ Luật Dân Sự 2005 (BLDS): “Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã thế chấp nếu được bên nhận thế chấp đồng ý”.
Như vậy, để mua được nhà đất đang thế chấp thì bạn yêu cầu bên thế chấp tới làm việc trực tiếp với Ngân hàng - bên nhận thế chấp nếu được họ chấp thuận thì người có tài sản được phép chuyển nhượng tài sản, có hai cách để bạn thực hiện việc mua bán đúng pháp luật và đảm bảo quyền lợi:
Thứ nhất: Ký hợp đồng đặt cọc mua bán trong nội dung đặt cọc nói rõ tình trạng nhà đất; nhà đất giá bao nhiêu? Phương thức thanh toán; quyền và nghĩa vụ các bên. Đặc biệt trong nội dung hợp đồng đặt cọc có thỏa thuận cụ thể về việc trả lãi hàng tháng, đứng ra làm thủ tục giải chấp; xóa việc đăng ký thế chấp; việc đặt cọc này để đảm bảo thực hiện hợp đồng từ khi ký đặt cọc đến khi sang tên nhà đất sang cho bạn. Đồng thời, để đảm bảo quyền lợi cho bạn, bạn có thể yêu cầu bên bán ký công chứng hợp đồng ủy quyền trong đó có nội dung: bạn được sử dụng nhà đất; thanh toán lãi hàng tháng thay cho bên ủy quyền; được tiến hành thủ tục giải chấp; xóa đăng ký thế chấp; được nhận sổ và được mua bán tặng cho nhà đất. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đứng tên nhà đất này thì bạn nên nhờ người khác nhận ủy quyền vì nếu bạn nhận ủy quyền thì bạn sẽ không được đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thứ hai: Ký cam kết đặt cọc giữa ba bên Bên nhận thế chấp – ngân hàng – bên thế chấp, nội dung của bản cam kết đặt cọc có nội dung cụ thể như sau: Giá bán nhà đất; phương thức thanh toán; bên thế chấp sẽ đưa cho bên nhận thế chấp một khoản tiền tương ứng giá trị mua bán nhà đất đã thỏa thuận, khoản tiền này để đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng và cùng là số tiền để bên nhận thế chấp dùng để trả một phần thế chấp cho bên nhận thế chấp (bên Ngân hàng), cam kết các bên về việc đặt cọc.
Như vậy, để việc mua bán nhà đất không xẩy ra tranh chấp, bạn có thể cân nhắc và lựa chọn một trong hai phương án nêu trên. Thực tế tại Công ty Luật thì hình thức thứ nhất là phổ biến.
Rủi ro khi mua nhà đang thế chấp ở ngân hàng
Theo pháp luật đất đai và nhà ở thì nhà ở đang thế chấp không thuộc trường hợp bị cấm mua bán. Tuy nhiên, đối với nhà đất đang thế chấp thì tại Khoản 4 Điều 718 Bộ luật dân sự đã quy định “được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã thế chấp nếu được bên nhận thế chấp đồng ý”.
Căn nhà này được phép bán nếu được sự đồng ý của ngân hàng đang nhận thế chấp.
Để ngân hàng đồng ý việc mua bán, thông thường bên mua và bên bán cùng với ngân hàng nhận thế chấp tài sản lập một thỏa thuận ba bên. Theo đó bên mua nhà sẽ nộp một khoản tiền bằng với tiền mua nhà vào một tài khoản tại ngân hàng nhận thế chấp (loại tài khoản không tự ý rút tiền).
Ngay khi các bên đã ký công chứng mua bán nhà thì ngân hàng có quyền trích từ tài khoản bên mua một khoản tiền mà bên bán nợ ngân hàng (khoản này được xem là bên mua thanh toán cho bên bán); và có thể là ngay khi làm xong phần thuế thì bên bán nhà được nhận bao nhiêu nữa, phần còn lại bên bán nhà được nhận khi bên mua đã được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà.
Bạn cũng có thể cùng bên bán lên ngân hàng đóng hết phần tiền bên bán còn nợ ngân hàng và cùng ngân hàng đi giải chấp, sau đó ra công chứng tiến hành thủ tục sang tên. Tuy nhiên thủ tục này sẽ mang lại rủi ro cao hơn cho bạn vì nếu như bạn thanh toán toàn bộ giá trị mua nhà cho người bán tại Ngân hàng mà các bên chưa ký kết hợp đồng chuyển nhượng và chưa hoàn tất những thủ tục để xác lập quyền sở hữu theo quy định, thì khả năng rủi ro mà bạn có thể gánh chịu sẽ là rất cao nếu như sau đó bên bán từ chối tiếp tục thực hiện giao dịch này với bạn.Vì vậy người dân cần Cảnh giác chiêu lừa bán nhà thế chấp ngân hàng, việc mua bán nên có sự tư vấn pháp luật để tranh việc bị lừa
- ---------------------------------------------------------------