Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

  •  

    Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định về giao dịch bảo đảm trong BLDS 1995 có các văn bản: Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 về giao dịch bảo đảm, Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Nghị định 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 sửa đổi, bổ sung Nghị định 178/1999/NĐ-CP.

    Bộ luật Dân sự 2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 quy định 7 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, bao gồm các biện pháp sau:

    1. cầm cố tài sản.

    2. thế chấp tài sản.

    3. Đặt cọc.

    4. Ký cược

    5. Ký quỹ.

    6. Bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ.

    7. Tín chấp.

    Số biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại Bộ luật dân sự năm 1995 cũng là 7 biện pháp cụ thể gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh và phạt vi phạm. Tuy nhiên, nội dung các biện pháp có sự thay đổi.

    Ngày 29/12/2006, chính phủ ban hành Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm. Nghị định này quy định chi tiết các quy định về giao dịch bảo đảm của BLDS 2005 (có hiệu lực kể từ ngày 27 tháng 01 năm 2007).

    So sánh với các quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại Bộ luật dân sự 1995 trước đây thì Bộ luật dân sự 2005 không coi phạt vi phạm là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nữa mà coi phạt vi phạm là một chế tài “…Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm…” (Điều 422 BLDS 2005).

    Tại Điều 376 BLDS 1995, Bộ luật Dân sự 1995 quy định về “Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội” nhưng không quy định đây là một biện pháp bảo đảm. thì tới Bộ luật dân sự 2005, tín chấp đã được quy định là biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và đồng thời phân biệt rõ tín chấp với bảo lãnh: “…Tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ…” (Điều 372 BLDS 2005).

     

    HÃY LIÊN LẠC VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH

    Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội Hot – line: 0936 171 023

  • ---------------------------------------------------------------

Share:


Thành viên

Xin Chào: Quý khách

Hỗ trợ trực tuyến

Đánh giá về chúng tôi

  • Đánh giá về chúng tôi
  • Ngân hàng Á Châu

    Khách hàng cần phân biệt sự khác nhau giữa dịch vụ xác minh và dịch vụ theo dõi giám sát . Xác minh là việc xác định tính sự thật của những sự việc đã xảy ra trong quá khứ. Còn theo dõi giám sát là việc xác định tính sự thật trong hiện tại đang tiếp diễn.

  • »Xem thêm

Tin tức