Thời hiệu khởi kiện, tính từ lúc nào?

  • Từ một vụ tòa sơ thẩm áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự sai, nhiều ý kiến đã đề xuất nên sửa đổi quy định trong BLDS cho phù hợp với luật chuyên ngành là BLTTDS.

    Tháng 12-2011, ông TKL đã nộp đơn khởi kiện ra TAND một quận ở TP.HCM yêu cầu bốn người khác phải trả lại căn nhà đã bán cho ông từ cuối năm 2007.

    Bài viết liên quan:

    -   Công chứng dịch vụ công chứng thủ tục công chứng văn phòng công chứng

    - Công ty  Dịch thuật HANU tự hào là công ty dịch thuật hàng đầu trên thị trường Việt Nam hiện nay. Với những dịch vụ chất lượng, uy tín trên mọi loại hình Phiên, biên dịch với đủ các ngôn ngữ nhưDịch tiếng AnhDịch tiếng ĐứcDịch tiếng PhápDịch tiếng Nhật Dịch thuật tiếng Hàn Dịch tiếng Trung, Dịch tiếng Lào, Dịch tiếng Thái... Văn phòng dịch thuật tại Hà Nội Số 106, ngách 2A, ngõ 124 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội - Văn phòng dịch thuật tại HCM:  Số 60 Cù Lao, P2, Quận Phú Nhuận.

    Dịch công chứng dịch thuật công chứng dịch công chứng hà nội dịch công chứng tphcm dịch vụ dịch thuật dịch thuật hà nội công ty dịch thuật

     

    Dịch thuật HANU - Được lấy tên với ý tưởng đa số các thành viên đều xuất thân từ ngôi trường giầu truyền thống HANU ( Đại Học Ngoại Ngữ  Hà Nội). Niềm từ hào đó đã giúp các thành viên có thêm tự tin và động lực để ngày càng xây dựng  Dịch thuật Hanu thành một thương hiệu uy tín. Các dịch vụ của dịch thuật Hanu bao gồm:  Dịch thuật tiếng Anh ,  Dịch tiếng Hàn

    Mua nhà rồi cho thuê lại

    Trong đơn khởi kiện cũng như tại các buổi hòa giải tại tòa, ông L. trình bày: Tháng 12-2007, biết bốn bị đơn có ý định bán nhà, ông đã quyết định mua. Vì căn nhà đang thế chấp tại ngân hàng nên hai bên thống nhất ký hợp đồng tay, sau khi ông L. thanh toán tiền thì sẽ giải chấp ngân hàng, lấy giấy tờ ra để hoàn tất thủ tục.

    Trong khi chờ đợi, phía bị đơn nói chưa tìm được chỗ ở mới nên đề nghị ông L. cho thuê lại căn nhà nói trên. Đôi bên ký hợp đồng cho thuê căn nhà. Sau đó, ông L. yêu cầu phía bán nhà phải giao giấy tờ nhà và hoàn tất thủ tục mua bán nhà đất nhưng họ cứ kiếm cớ chần chừ. Đến đầu năm 2011, do có nhu cầu về nhà ở, ông L. cương quyết yêu cầu bốn bị đơn trả lại nhà và hoàn tất thủ tục trước bạ sang tên nhưng chẳng ai chịu làm. Cuối năm 2011, ông L. đã nộp đơn khởi kiện.

    Dưới phán hết thời hiệu khởi kiện, trên bảo còn

    Trong các buổi làm việc tại tòa, luật sư của phía bị đơn cho rằng theo Điều 159 BLDS thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trong vụ tranh chấp này, tháng 12-2007, ông L. ký thỏa thuận mua bán nhà. Cùng ngày, hai bên ký tiếp hợp đồng thuê nhà, thời hạn là 30 ngày. Hết thời hạn thuê nhà, ông L. yêu cầu phía bị đơn nếu không giao giấy tờ nhà và ký hợp đồng mua bán nhà ở có công chứng thì phải hoàn trả số tiền đã nhận. Lúc này, phía bị đơn cho biết nhà đất đã bị đưa vào dự án xây dựng chung cư của một công ty tư nhân nên không thể ký hợp đồng có công chứng. Như vậy, thời điểm quyền lợi hợp pháp của ông L. bị xâm phạm là đầu năm 2008, tính đến lúc ông khởi kiện thì đã hết thời hiệu khởi kiện.

    Cách lập luận này của luật sư phía bị đơn đã được tòa án quận đồng tình. Tháng 6-2012, tòa này đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.

    Ông L. kháng cáo. Hai tháng sau, TAND TP.HCM đã ra quyết định hủy việc đình chỉ trên với nhận định thời hiệu khởi kiện vẫn còn. Theo TAND TP.HCM, theo điểm b khoản 3 Điều 159 BLTTDS, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm. Trong vụ này, ông L. chỉ biết được quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm khi phía bị đơn không trả nhà, không hoàn tất thủ tục trước bạ vào đầu năm 2011.

    Phải theo luật chuyên ngành

    Hướng giải quyết của TAND TP.HCM đã được nhiều chuyên gia ủng hộ.

    Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM), khoản 1 Điều 159 BLDS có nêu sẽ áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của BLDS, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Mà hiện nay, BLTTDS đã có quy định khác về thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự nên phải áp dụng quy định của BLTTDS. Mặt khác, BLTTDS là luật về hình thức (trình tự, thủ tục khởi kiện…), còn BLDS là luật nội dung (áp dụng các quy định để giải quyết vụ việc) nên việc áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện phải thực hiện theo BLTTDS.

    Đồng tình, luật sư Phan Ngọc Băng (Đoàn Luật sư TP.HCM) phân tích thêm: Không phải ngẫu nhiên mà BLTTDS (sửa đổi, bổ sung năm 2011) lại quy định tính thời hiệu khởi kiện từ thời điểm cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm. Thực tế rất có nhiều trường hợp quyền lợi của các cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm từ rất lâu mà họ không hay biết. Nếu chỉ tính từ cột mốc quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm theo BLDS năm 2005 thì sẽ rất bất lợi cho họ.

    Sửa BLDS cho phù hợp

    Luật sư Nguyễn Văn Tâm (Công ty Luật hợp danh Lạc Việt) và một kiểm sát viên VKSND TP.HCM đều cho rằng khi giải quyết vụ việc dân sự, việc tính thời hiệu phải áp dụng BLTTDS. Bởi lẽ bộ luật này là luật chuyên ngành về hình thức, đồng thời lại mới được sửa đổi, bổ sung. Về lâu dài, để thống nhất thì trong lần sửa đổi, bổ sung BLDS năm 2005 tới đây, các nhà làm luật cần sửa đổi quy định về thời hiệu khởi kiện cho phù hợp với quy định trong BLTTDS.

    PHAN THƯƠNG

  • ---------------------------------------------------------------

Share:


Thành viên

Xin Chào: Quý khách

Hỗ trợ trực tuyến

Đánh giá về chúng tôi

  • Đánh giá về chúng tôi
  • Ngân hàng Á Châu

    Khách hàng cần phân biệt sự khác nhau giữa dịch vụ xác minh và dịch vụ theo dõi giám sát . Xác minh là việc xác định tính sự thật của những sự việc đã xảy ra trong quá khứ. Còn theo dõi giám sát là việc xác định tính sự thật trong hiện tại đang tiếp diễn.

  • »Xem thêm

Tin tức