Sửa Luật Đầu tư: Thế nào?

  • Bài viết liên quan:

    -   Công chứng dịch vụ công chứng thủ tục công chứng văn phòng công chứng

    Dịch tiếng anh, dịch tiếng đức, dịch tiếng pháp, dịch tiếng nhật, dịch tiếng hàn

    Dịch công chứng dịch thuật công chứng dịch công chứng hà nội dịch công chứng tphcm dịch vụ dịch thuật dịch thuật hà nội công ty dịch thuật

    Tham khảo một số dịch vụ tốt nhất hiện nay:

    - Taxi sân bay nội bài

    - Dịch thuật tiếng anh

     
     

    Chỉ có Việt Nam mới có Luật Đầu tư
    Thực tế, theo TS. Nguyễn Đình Cung, chỉ có Việt Nam mới có Luật Đầu tư. Nguyên nhân là vì với một nước đang phát triển như Việt Nam, Nhà nước có chức năng phát triển, nên cần định hướng, huy động nguồn lực vào chỗ Nhà nước cần. Còn ở các nước khác ở giai đoạn phát triển cao hơn chủ yếu là nhà nước phúc lợi xã hội, không phải huy đọng đầu tư vì thị trường tự làm điều đó.
    “Với khía cạnh này, thì Luật Đầu tư nên chỉ tập trung vào khuyến khích và bảo hộ đầu tư chứ không thể giải quyết hết các vấn đề thủ tục”, ông Cung khuyến nghị.
    Lý giải sự ra đời của Luật Đầu tư, dưới góc độ lịch sử, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Kế hoạch và đầu tư GS. Nguyễn Mại cho hay, bắt đầu từ năm 1987, nhằm mục tiêu khuyến khích đầu tư nước ngoài nên chúng ta tập hợp 18 luật đầu tư nước ngoài làm thành 18 Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
    “Lúc này, chúng ta chưa có kinh nghiệm gì về làm luật. Thực chất Luật Đầu tư nước ngoài là luật doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Toàn bộ Luật này chỉ có một đoạn đầu nói về khuyến khích đầu tư, nói chung là quản lý doanh nghiệp đầu tư, quản trị, tổng giám đốc, cách phân chia tài chính, phân chia lợi nhuận”, GS. Nguyễn Mại cho biết.
    Đến năm 1991, bắt đầu có một số doanh nghiệp tư nhân ở trong nước cho rằng, Chính phủ đã ưu đãi quá nhiều nhà đầu tư nước ngoài mà không chú ý nhà đầu tư trong nước. Do đó mà ra đời Luật khuyến khích đầu tư trong nước vào năm 1991.
    Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, thì hai luật này không phải là luật đầu tư, một luật điều chỉnh doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, một luật khuyến khích đầu tư tư nhân trong nước.
    Đến năm 2000, Luật Doanh nghiệp ra đời chủ yếu điều chỉnh các doanh nghiệp tư nhân. Đây là một cứu cánh của kinh tế Việt Nam vào lúc khủng hoảng kinh tế khu vực từ 1997. Sau đó, cùng với sự phát triển của doanh nghiệp trong nước, năm 2005, Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước được nhập lại thành một.
    Sự ra đời của Luật Đầu tư (năm 2005) đã xoá bỏ phân biệt đối xử, tạo lập sân chơi bình đẳng cho cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, khuyến khích, ưu đãi và quản lý hữu hiệu các hoạt động đầu tư kinh doanh, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.
    Như vậy, xét một cách khách quan, thì việc ra đời Luật Đầu tư là một đặc biệt riêng có của Việt Nam và nó có trọng trách, cùng vai trò lịch sử của mình.
    Với rất nhiều bất cập
    Tuy nhiên, sau 8 năm đi vào cuộc sống, Luật Đầu tư đã bộc lộ nhiều bất cập. Theo ông Trần Hào Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), quá trình thực hiện Luật đã phát sinh 4 vướng mắc chính. Cụ thể là:
    - Lĩnh vực và địa bàn khuyến khích đầu tư còn dàn trải, thiếu tính thống nhất và chưa thật sự hướng mạnh vào việc thu hút các dự án đầu tư với chất lượng, hiệu quả cao;
    - Các quy định về điều kiện đầu tư và thủ tục đầu tư thiếu tính minh bạch, khả thi và đồng bộ, chưa thật sự tạo lập được một mặt bằng pháp lý bình đẳng cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài; đồng thời, chưa có cơ chế để đảm bảo thực hiện một cách nhất quán và hiệu quả các cam kết quốc tế của Việt Nam về điều kiện đầu tư, kinh doanh;
    - Các quy định về cấp Giấy chứng nhận đầu tư và triển khai thực hiện dự án còn phức tạp, tồn tại nhiều đầu mối xem xét, giải quyết, không phù hợp với chủ trương đơn giản hóa thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp;
    - Các quy định về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư cũng như cơ chế phối hợp giữa cơ quan trung ương và địa phương nói riêng chưa được hoàn thiện kịp thời trong bối cảnh thực hiện chế độ phân cấp.
    Còn GS. Nguyễn Mại thì chỉ ra 3 nguyên nhân phải sửa Luật Đầu tư:
    Thứ nhất, bản thân Luật Đầu tư năm 2005 chứa đựng quá nhiều đối tượng mà hoàn toàn theo những trục khác nhau. Đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài cứ nghĩ là chung, nhưng mà hoàn toàn riêng. Cho đến bây giờ hoàn toàn không giống nhau.
    “Bản thân khi ban hành luật chứa đựng những đối tượng khác nhau, không theo một sự điều chỉnh chung của hệ luật pháp. Rõ ràng đây là nhược điểm rất lớn”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.
    Thứ hai, khi thực hiện Luât qua 8 năm vừa qua, chúng ta không thể kiểm soát được nhà đầu tư chính trực và nhà đầu tư rởm. Điều này cho thấy, bản thân các quy định trong Luật Đầu tư và các Nghị định dưới Luật có nhiều điều trong thực tế là bất cập.
    Thứ ba, khi Việt Nam bước vào giai đoạn mới, thì phải có cách tiếp cận mới, chính sách mới trong Luật Đầu tư Việt Nam.
    Luật phải mở ra một chương mới về thu hút đầu tư
    Trong một cuộc họp nội bộ về định hướng xây dựng Luật Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã yêu cầu ban soạn thảo Luật phải làm rõ sự cần thiết của Luật? Có hay không cần có Luật Đầu tư?
    “Nếu chỉ loanh quanh giải quyết mấy vướng mắc như mấy năm qua, mà không có tư duy đổi mới, đột phá thì không cần thiết phải sửa đổi Luật Đầu tư làm gì”, Bộ trưởng thẳng thắn.
    Làm thế nào có Luật Đầu tư có thể khuyến khích và bảo vệ tốt nhất đầu tư trong nước, nước ngoài? Làm sao để có môi trường đầu tư kinh doanh tốt, nhất là các lĩnh vực cần xã hội hóa? Vấn đề là làm thế nào để khơi dậy kinh doanh? “Không để người dân gửi tiền vào ngân hàng mà có lãi hơn đầu tư. Như vậy là ngược đời, không kích thích thị trường”, Bộ trưởng chỉ rõ.
    Luật đầu tư có trở thành cứu cánh cho nền kinh tế không? Trong khi đầu tư công ở vốn ngân sách càng giảm, thì cần mở ra chương mới cho thu hút đầu tư, nhất là đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài.
    “Sửa luật làm sao để đọc luật lên là người dân muốn bỏ tiền vào đầu tư. Đây là mở cửa mới để cho nhân dân tham gia vào môi trường đầu tư”, Bộ trưởng yêu cầu./.

    Theo Kinh tế và Dự báo Trí Dũng 

  • ---------------------------------------------------------------

Share:


Thành viên

Xin Chào: Quý khách

Hỗ trợ trực tuyến

Đánh giá về chúng tôi

  • Đánh giá về chúng tôi
  • Ngân hàng Á Châu

    Khách hàng cần phân biệt sự khác nhau giữa dịch vụ xác minh và dịch vụ theo dõi giám sát . Xác minh là việc xác định tính sự thật của những sự việc đã xảy ra trong quá khứ. Còn theo dõi giám sát là việc xác định tính sự thật trong hiện tại đang tiếp diễn.

  • »Xem thêm

Tin tức