Phần 1 - Những trò lũng đoạn thị trường nhằm kiếm lợi siêu khủng của “bầu” Kiên và đồng phạm

  •  Để tạo thuận lợi trong việc thực hiện những “trò ma” tung hứng tài chính kiếm lợi, ông Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo lập ra một số Cty “con” vào thời điểm năm 2008-2009 khi ông rút tên ra khỏi HĐQT Ngân hàng ACB để tạo vỏ bọc khách quan. Thực chất đó là sự can thiệp sâu hơn, thô bạo hơn vào hoạt động của Ngân hàng ACB bởi “chân rết” của ông Kiên còn “cắm” tại đây và còn với tư cách cổ đông lớn tại ngân hàng này.

    Cty CP đầu tư B&B (Cty B&B) được thành lập ngày 8-12-2008, ngành nghề kinh doanh: Xây dựng dân dụng công nghiệp, nhà ở, kinh doanh vàng bạc, đá quý và nghiên cứu thị trường… Người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Đức Kiên – Chủ tịch HĐQT. Bà Đặng Ngọc Lan, vợ ông Kiên là GĐ và kế toán trưởng là bà Lê Thu Hà. Em gái ông Kiên là bà Nguyễn Thúy Hương cũng tham gia HĐQT cùng vợ chồng anh trai. Cty B&B đăng ký vốn điều lệ là 1.500 tỷ đồng, nhưng thực tế các cổ đông chỉ góp 1.460 tỷ đồng. Trong đó, Kiên góp 990 tỷ đồng, chiếm 66%, còn lại đều do bà Đặng Ngọc Lan và bà Nguyễn Thúy Hương đứng tên đóng góp. Cty này không được Nhà nước cấp phép kinh doanh tài chính.
     

    Bầu Kiên thời còn đầy quyền lực.    

     

    Trong quá trình hoạt động, Cty B&B chủ yếu thực hiện các “trò ma” của Nguyễn Đức Kiên vào lĩnh vực không được cấp phép kinh doanh. Từ ngày 4-9-2009 đến 30-11-2010, ông Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo Cty B&B sử dụng hơn 2.348 tỷ đồng (gồm 68 tỷ đồng tiền huy động, 1.280 tỷ đồng từ vốn điều lệ và 1.000 tỷ đồng tiền phát hành trái phiếu bán cho Ngân hàng ACB. Việc Kiên điều khiển phát hành trái phiếu cho ngân hàng như thế nào chúng tôi sẽ đề cập trong các bài sau) để kinh doanh tài chính trái phép, trong đó góp 1.280 tỷ đồng vào Cty AFG, dùng 324,6 tỷ đồng ủy thác cho 3 người thân là: Bà Đặng Ngọc Lan, ông Đào Văn Kiên và ông Nguyễn Anh Tuấn đứng tên mua cổ phiếu của Cty CP BĐS Hòa phát Á châu do bà Nguyễn Thúy Hương nắm giữ. Số tiền còn lại 249,1 tỷ đồng Cty B&B dùng để mua cổ phần, góp vốn vào các Cty khác, trả lãi vay ngân hàng, hỗ trợ Cty Thiên Nam kinh doanh…

    Trong đó cần nhắc đến “đường đi” của khoản tiền 1.000 tỷ đồng từ Ngân hàng ACB. Ngày 30-11-2010, theo chỉ đạo của ông Nguyễn Đức Kiên, Tổng GĐ Cty B&B là bà Đặng Ngọc Lan đã ký hợp đồng bán 10 triệu trái phiếu trị giá 1.000 tỷ đồng cho Ngân hàng ACB, kỳ hạn 10 năm, đáo hạn năm 2021, lãi suất thỏa thuận, mục đích huy động tiền là để Cty B&B đầu tư vào các định chế tài chính. Mặc dù Cty B&B không được cấp phép kinh doanh tài chính và là Cty khá non trẻ, nhưng với tài “đạo diễn” của “bầu” Kiên, Ngân hàng ACB vẫn chấp nhận bỏ 1.000 tỷ đồng ra mua trái phiếu của Cty B&B. Có được tiền từ Ngân hàng ACB, Cty B&B đã tiến hành mua cổ phiếu, nắm giữ cổ phần tại một loạt doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực.
    Ngoài việc triển khai các hoạt động đầu tư kinh doanh tài chính trái phép, đưa đến những tác động không lành mạnh cho thị trường thì Cty B&B còn dùng thủ đoạn trốn thuế rất tinh vi.

    Theo ủy quyền của ông Nguyễn Đức Kiên, từ tháng 12-2008, bà Đặng Ngọc Lan đã ký hợp đồng ủy thác đầu tư vàng với Ngân hàng ACB, theo đó Cty B&B ủy thác cho Ngân hàng ACB thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính thông qua việc kinh doanh giá vàng ngoài lãnh thổ Việt Nam. Kết quả cho đến cuối tháng 12-2009, Cty B&B và Ngân hàng ACB đã thực hiện việc kinh doanh giá vàng với tổng cộng 284 lệnh có khối lượng giao dịch là 440.250 ounce vàng, thu lãi cho Cty B&B hơn 100 tỷ đồng. Không muốn nộp thuế nên “bầu” Kiên tính bài lách luật, trốn thuế.

    Biết được việc Quốc hội mới có Nghị quyết về việc miễn thuế thu nhập cá nhân năm 2009, nên ông Nguyễn Đức Kiên tính bài chuyển thu nhập từ doanh nghiệp (DN) sang cá nhân để được miễn thuế. Để trốn thuế thu nhập DN cho Cty B&B, ông Kiên đã chỉ đạo bà Đặng Ngọc Lan ký hợp đồng ủy thác đầu tư tài chính với Nguyễn Thúy Hương, theo đó, bà Hương ủy thác cho Cty B&B kinh doanh vàng ghi sổ với số vốn ủy thác là 600.000 lượng vàng (tương đương 720.000 ounce) trong đó giao dịch trạng thái nước ngoài là 45.000 ounce, giao dịch trạng thái vàng trong nước là 37.500 lượng. Điểm mấu chốt là theo hợp đồng thì bà Hương không phải đặt cọc nhưng phải chịu chi phí vốn, phí ký quỹ, phí đầu tư, còn giá mua-bán, giá giao dịch trạng thái vàng thì do bà Hương quyết định. 

    Cty B&B sẽ nhận phí ủy thác là 1% lợi nhuận và các khoản phí khác, cá nhân bà Nguyễn Thúy Hương hưởng 99% lợi nhuận thu được, sau khi trừ đi các khoản phí. Cùng đó, bà Đặng Ngọc Lan và bà Nguyễn Thúy Hương, ông Nguyễn Đức Kiên cùng ký phụ lục hợp đồng 010109/UTĐT-PL.01 với nội dung: Bà Nguyễn Thúy Hương đồng ý để Cty B&B được ủy thác lại cho Ngân hàng ACB thực hiện một phần hoặc toàn bộ việc kinh doanh vàng; bà Hương ủy quyền cho ông Kiên đại diện quyết định và chỉ định Cty B&B thực hiện các vấn đề liên quan đến hoạt động mua bán;… Căn cứ vào các thỏa thuận đó, Cty B&B đã chuyển trả cho bà Hương lần thứ nhất là hơn 68 tỷ đồng trong các ngày 27 và 30-6-2009. Sau đó, Cty B&B và bà Hương ký xác nhận khoản lợi nhuận với nhau là hơn 31 tỷ đồng, Cty B&B có ghi nhận khoản lợi nhuận trên trong báo cáo tài chính nhưng không được hạch toán vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009 mà hạch toán vào năm 2010. Đến ngày 17-6-2010, Cty B&B đã chuyển tiếp cho Hương hơn 8,9 tỷ đồng… 

    Sự việc vỡ lở khi ngày 24-1-2013, Tổng cục Thuế có văn bản xác định hợp đồng ủy thác đầu tư kinh doanh vàng 010109/UTĐT nói trên là không hợp pháp vì: Bà Nguyễn Thúy Hương không có giấy phép kinh doanh vàng; mặt khác Cty B&B không có đăng ký ngành nghề kinh doanh là nhận ủy thác đầu tư và kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài. Ngày 3-4-2013, Tổng cục Thuế lại có công văn xác định Cty B&B phải kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với thuế suất 10% và kê khai, nộp thuế thu nhập DN là 25% đối với khoản thu nhập từ hoạt động nhận ủy thác đầu tư kinh doanh vàng thu được. Khoản thuế phải truy thu này được xác định tới trên 25 tỷ đồng.   

     

     (Còn tiếp)

    Hải Đăng

     Xem thêm: 

  • ---------------------------------------------------------------

Share:


Thành viên

Xin Chào: Quý khách

Hỗ trợ trực tuyến

Đánh giá về chúng tôi

  • Đánh giá về chúng tôi
  • Ngân hàng Á Châu

    Khách hàng cần phân biệt sự khác nhau giữa dịch vụ xác minh và dịch vụ theo dõi giám sát . Xác minh là việc xác định tính sự thật của những sự việc đã xảy ra trong quá khứ. Còn theo dõi giám sát là việc xác định tính sự thật trong hiện tại đang tiếp diễn.

  • »Xem thêm

Tin tức