Kiện đòi nửa giếng nước
Bài viết liên quan:
- Công chứng , dịch vụ công chứng , thủ tục công chứng , văn phòng công chứng
- Công ty Dịch thuật HANU tự hào là công ty dịch thuật hàng đầu trên thị trường Việt Nam hiện nay. Với những dịch vụ chất lượng, uy tín trên mọi loại hình Phiên, biên dịch với đủ các ngôn ngữ như : Dịch tiếng Anh, Dịch tiếng Đức, Dịch tiếng Pháp, Dịch tiếng Nhật, Dịch thuật tiếng Hàn , Dịch tiếng Trung, Dịch tiếng Lào, Dịch tiếng Thái... Văn phòng dịch thuật tại Hà Nội: Số 106, ngách 2A, ngõ 124 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội - Văn phòng dịch thuật tại HCM: Số 60 Cù Lao, P2, Quận Phú Nhuận.
- Dịch công chứng , dịch thuật công chứng , dịch công chứng hà nội , dịch công chứng tphcm , dịch vụ dịch thuật , dịch thuật hà nội , công ty dịch thuật
Dịch thuật HANU - Được lấy tên với ý tưởng đa số các thành viên đều xuất thân từ ngôi trường giầu truyền thống HANU ( Đại Học Ngoại Ngữ Hà Nội). Niềm từ hào đó đã giúp các thành viên có thêm tự tin và động lực để ngày càng xây dựng Dịch thuật Hanu thành một thương hiệu uy tín. Các dịch vụ của dịch thuật Hanu bao gồm: Dịch thuật tiếng Anh, Dịch tiếng Hàn
Do đào giếng tốn kém nên trước năm 1975, mẹ ông Sơn và người hàng xóm đã bàn nhau cùng đào một cái giếng để dùng chung. Về sau, hai bên sống bất hòa nên đã thống nhất dùng kẽm gai ngăn đôi giếng nước để phân định quyền sử dụng của hai bên. Sau đó bà Xin mua lại nhà của người hàng xóm và tiếp tục dùng chung giếng nước đã được chia đôi.
Phá hàng rào kẽm gai
Đầu năm 2011, bà Xin sửa nhà và đã tháo gỡ bờ kẽm gai ở giếng nước. Cho rằng bà Xin lấn sang phần giếng nước của mình nên ông Sơn yêu cầu để nguyên trạng. Theo ông Sơn, bà Xin lấn sang phần giếng nước trên là xâm phạm tới tài sản của ông. Không đồng ý, phía bà Xin bảo khi bà mua lại nhà đất của người hàng xóm ông Sơn thì đã mua luôn cái giếng. Bà đã để nguyên hàng rào và cho gia đình ông Sơn dùng nhờ. Nay bà không muốn cho ông Sơn dùng chung nữa.
Ông Sơn tiếp tục cho rằng cái giếng là của chung, các bên đã dùng chung hơn 40 năm, mặt khác nửa chiếc giếng này nằm hoàn toàn trên phần đất của ông nên phải giữ nguyên như ban đầu.
Sau nhiều lần tranh cãi không thành, ông Sơn đã khởi kiện ra TAND huyện Hòa Vang (TP Đà Nẵng) để đòi lại phần giếng của mình.
Đòi được nửa giếng
Ngày 27-7-2012, tòa đưa vụ án ra xét xử. Qua xem xét, HĐXX nhận định trong giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất của bà Xin có ghi diện tích nhà đất là 106 m2. Còn diện tích trong giấy chứng nhận sử dụng nhà đất của ông Sơn là 81 m2. Nửa giếng nước đang tranh chấp này có diện tích là 3,4 m2. Qua đo đạc xác định, nếu tính cả nửa giếng nước này thì diện tích gia đình bà Xin lên đến 110,4 m2, như vậy là dư 3,4 m2. Còn nếu không tính diện tích nửa chiếc giếng này thì diện tích gia đình ông Sơn chỉ có 77,5 m2, thiếu hơn 3 m2. Như vậy hoàn toàn có thể khẳng định nửa giếng nước này nằm trên đất của ông Sơn. Tòa tuyên nửa giếng nước thuộc quyền sở hữu của ông Sơn, bà Xin phải trả lại nửa chiếc giếng này cho ông.
Không đồng ý, bà Xin kháng cáo. Xử phúc thẩm mới đây, TAND TP Đà Nẵng cùng chung nhận định với cấp sơ thẩm và tuyên y án.
Kiện vì ức trong lòng
“Thực ra tôi cũng chẳng muốn kiện tụng chi cho mệt bởi thế sẽ làm mất tình làng nghĩa xóm. Nhưng tôi nghĩ ức lắm nên phải kiện. Ngày nào vợ chồng ổng cũng ra đập phá rồi chửi bới, thách thức. Bực quá nên tôi mới vầy. Trước đây, hai bên sống cũng ôn hòa lắm, có miếng khoai lang, miếng sắn hay có món gì ngon, lạ cũng đem cho nhau nhưng rồi vì cái giếng nước mà đem ra sinh sự. Tôi nghĩ cũng thấy buồn và đôi lúc thấy ngại với hàng xóm, láng giềng. Tuy nhiên, nếu không kiện, phân trắng đen thì càng làm cho tình hình tồi tệ hơn...” - ông Sơn tâm sự.
DƯƠNG HẰNG
- ---------------------------------------------------------------