Phân loại hợp đồng Dân sự, các loại hợp đồng dân sự

  • Bài viết liên quan:

    -   Công chứng dịch vụ công chứng thủ tục công chứng văn phòng công chứng

    -  Công ty Dịch thuật HANU chuyên cung cấp các dịch vụ dịch thuật đa ngôn ngữ như:  Dịch tiếng Anh Dịch tiếng Đức,  Dịch tiếng PhápDịch tiếng NhậtDịch tiếng Hàn Dịch tiếng NgaDịch tiếng Trung ... , với đội ngũ chuyên gia có trình độ cao về ngôn ngữ, nhiều năm kinh nghiệm.

    Dịch công chứng dịch thuật công chứng dịch công chứng hà nội dịch công chứng tphcm dịch vụ dịch thuật dịch thuật hà nội công ty dịch thuật

    Theo Điều 406 Bộ luật Dân sự năm 2005 đã đưa ra định nghĩa một số hợp đồng cơ bản, tuy nhiên, trong thực tiễn có rất nhiều loại hợp đồng, ta có thể dựa vào các căn cứ khác nhau để phân biệt các loại hợp đồng như sau:

    - Dựa vào hình thức, hợp đồng dân sự được phân thành: Hợp đồng miệng, hợp đồng văn bản, hợp đồng có công chứng, hợp đồng mẫu...

    - Dựa vào mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên, hợp đồng được phân thành hai loại: Hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ.

    + Hợp đồng song vụ: Là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau (Khoản 1 Điều 406 Bộ luật Dân sự năm 2005). Như vậy, hợp đồng song vụ là hợp đồng mà các bên chủ thể đều có nghĩa vụ. Hay nói cách khác, mỗi một bên chủ thể của hợp đồng song vụ là người vừa có quyền lại vừa có nghĩa vụ dân sự. Trong nội dung của loại hợp đồng này, quyền dân sự của bên này đối lập tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Vì thế, nếu hợp đồng song vụ được giao kết theo hình thức văn bản thì phải lập thành nhiều văn bản để mỗi bên giữ một bản hợp đồng.

    + Hợp đồng đơn vụ: Là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ (Khoản 2 Điều 406 Bộ luật Dân sự năm 2005). Việc xác định quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự đối với nhau giữa các chủ thể trong hợp đồng dân sự được bắt đầu từ thời điểm hợp đồng dân sự có hiệu lực. Vì vậy, có những hợp đồng mà thực chất hai bên đều phải thực hiện cho nhau một lợi ích vật chất nhưng vẫn được coi là hợp đồng đơn vụ.

    Ví dụ: Hợp đồng cho vay tài sản mà các bên đã xác định thời điểm có hiệu lực của nó là kể từ khi bên cho vay đã giao tài sản cho bên vay. Như vậy, cơ sở để xác định một hợp đồng có tính chất song vụ hay đơn vụ chính là mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ của các bên tại thời điểm hợp đồng dân sự có hiệu lực. Vì hợp đồng đơn vụ chỉ có một bên chủ thể có nghĩa vụ, nên nếu hợp đồng được giao kết bằng hình thức viết thì các bên chỉ cần lập một bản và giao cho người có quyền dân sự trong hợp đồng giữ văn bản hợp đồng.

    - Dựa vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các hợp đồng, thì các hợp đồng đó được phân thành hai loại: Hợp đồng chính và hợp đồng phụ.

    + Hợp đồng chính: Là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ (Khoản 3 Điều 406 Bộ luật Dân sự năm 2005). Như vậy, các hợp đồng chính khi đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện mà pháp luật đã quy định thì đương nhiên phát sinh hiệu lực và có hiệu lực bắt buộc đối với các bên từ thời điểm giao kết.

    + Hợp đồng phụ: Là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính (Khoản 4 Điều 406 Bộ luật Dân sự năm 2005). Trước hết, các hợp đồng phụ muốn có hiệu lực phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện luật định về chủ thể, về nội dung, về hình thức... Mặt khác, dù rằng đã tuân thủ đầy đủ các điều kiện nói trên nhưng hợp đồng vẫn không có hiệu lực nếu hợp đồng chính (hợp đồng mà nó phụ thuộc) bị coi là không có hiệu lực.

    Ví dụ: Hợp đồng cầm cố không có hiệu lực khi hợp đồng cho vay không có hiệu lực.

    - Dựa vào tính chất có đi có lại về lợi ích của các chủ thể, hợp đồng dân sự được phân thành hai loại: Hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù.

    + Hợp đồng có đền bù: Là loại hợp đồng mà trong đó mỗi bên chủ thể sau khi đã thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận được từ bên kia một lợi ích tương ứng.

    + Hợp đồng không có đền bù là hợp đồng mà trong đó một bên nhận được từ bên kia một lợi ích nhưng không phải giao lại một lợi ích nào. Hợp đồng không có đền bù thường được giao kết trên cơ sở tình cảm và tinh thần tương thân, tương ái giữa các chủ thể.

    - Dựa vào thời điểm phát sinh hiệu lực thì hợp đồng dân sự được phân thành hai nhóm: Hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế.

    + Hợp đồng ưng thuận: Là hợp đồng mà theo quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh ngay sau khi các bên đã thỏa thuận với nhau xong về nội dung chủ yếu của hợp đồng. Trong trường hợp này, dù rằng các bên chưa trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết nhưng đã phát sinh quyền yêu cầu của bên này đối với bên kia trong việc thực hiện hợp đồng. Hay nói cách khác, hợp đồng ưng thuận là những hợp đồng mà thời điểm có hiệu lực của nó được xác định tại thời điểm giao kết.

    + Hợp đồng thực tế: Là hợp đồng mà sau khi thỏa thuận, hiệu lực của nó chỉ phát sinh tại thời điểm khi các bên đã chuyển giao cho nhau đối tượng của hợp đồng.
    Ngoài ra, hợp đồng còn có thể được phân thành các loại sau đây:

    + Hợp đồng có điều kiện: Là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.

    + Hợp đồng không có điều kiện: Là hợp đồng mà việc thực hiện không phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.

    + Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba: Là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.

    + Hợp đồng vì lợi ích của các bên chủ thể: Là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng thực hiện quyền và nghĩa vụ tương ứng.

    + Hợp đồng hỗn hợp: Là những hợp đồng mà khi kí kết, cùng một lúc làm phát sinh những quyền và nghĩa vụ dân sự vốn là nội dung của hai hay nhiều hợp đồng thông thường khác.

    Việc phân chia hợp đồng dân sự thành các loại nói trên nhằm xác định được những đặc điểm chung và riêng của từng nhóm hợp đồng, góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình điều chỉnh các quan hệ hợp đồng dân sự.

     

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH
    Trụ sở chính: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội
    Điện thoại: 04 6292 4060 Hot-line: 0936 171 023 

    Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh: 68/240 đường Trần Quang Khải, phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 04 6292 4060 Hot-line: 0936 171 023 
    Email: [email protected]

     

    Website: luathoabinh.com  

     

    Liên kết: sang tên sổ đỏ | dịch vụ thu hồi nợ | Công chứng | thu tuc sang ten so do, tách sổ đỏ, tư vấn đầu tư, tư vấn luật đầu tư

  • ---------------------------------------------------------------

Share:


Thành viên

Xin Chào: Quý khách

Hỗ trợ trực tuyến

Đánh giá về chúng tôi

  • Đánh giá về chúng tôi
  • Ngân hàng Á Châu

    Khách hàng cần phân biệt sự khác nhau giữa dịch vụ xác minh và dịch vụ theo dõi giám sát . Xác minh là việc xác định tính sự thật của những sự việc đã xảy ra trong quá khứ. Còn theo dõi giám sát là việc xác định tính sự thật trong hiện tại đang tiếp diễn.

  • »Xem thêm

Tin tức