Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

  • Thừa kế là một chế định dân sự, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật. Luật Hòa Bình (HBLaw) với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm sẵn sàng cung ứng dịch vụ tư vấn lập di chúc, phân chia tài sản thừa kế theo pháp luật.

    - Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc , khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật , khai nhận di sản thừa kế là gì , mẫu khai nhận di sản thừa kế , văn bản khai nhận di sản thừa kế , thủ tục nhận thừa kế quyền sử dụng đất , Thủ tục khai nhận di sản thừa kế .

    Thành phần hồ sơ khai nhận di sản thừa kế

     - Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu, Giấy khai sinh của những người khai nhận di sản thừa kế.
     - Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế.

     - Một bản Sơ yếu lý lịch của những người khai nhận di sản thừa kế (đã có xác nhận của UBND phường, xã hoặc cơ quan có thẩm quyền).

     - Giấy tờ về di sản thừa kế như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.

    - Di chúc hợp pháp (nếu có).
     
    - Giấy uỷ quyền, văn bản từ chối hưởng di sản thừa kế.
     
    - Giấy ủy quyền nếu có
     
     Việc khai nhận di sản thừa kế quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất phải được công chứng.
     
    Luật Hòa Bình  nhận cung cấp dịch vụ khai nhận di sản thừa kế với thủ tục nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất.
     

    - Thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc

    Việc khai nhận thừa kế di sản là quyền sử dụng đất theo di chúc là trường hợp bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn việc khai nhận di sản thừa kế theo di chúc một cách thống nhất mà các văn bản chỉ đề cập đến việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản (trong trường hợp những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ di sản được hưởng của từng người); yêu cầu công chứng Văn bản khai nhận di sản (trong trường hợp chỉ có duy nhất một người thừa kế hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó) (Điều 49, 50 Luật Công chứng năm 2006; Điều 52, 53 Nghị định 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực).

    Trong mẫu văn bản ban hành kèm theo Thông tư 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/06/2006 hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất cũng không có văn bản khai nhận di sản thừa kế theo di chúc thông thường.

    - Bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
     
    + Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu, Giấy khai sinh của những người khai nhận di sản thừa kế.
     
    + Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế.

    + Một bản Sơ yếu lý lịch của một trong những người khai nhận di sản thừa kế (đã có xác nhận của UBND phường, xã hoặc cơ quan có thẩm quyền).

    + Giấy tờ về di sản thừa kế như: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
     
    + Di chúc hợp pháp.
     
    + Giấy uỷ quyền, giấy nhường di sản thừa kế, giấy từ chối di sản thừa kế.

    Bạn phải nộp đủ các giấy tờ nêu trên cho Công chứng viên tại văn phòng công chứng. Sau thời gian 30 ngày niêm yết thông báo khai nhận di sản thừa kế, nếu không có khiếu nại, khiếu kiện nào thì Công chứng viên lập Văn bản khai nhận di sản thừa kế.

    - Khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật

     Các bước khai nhận di sản thừa kế bao gồm:
     
    Bước 1: Lập văn bản khai nhận di sản
     
    Trình tự thực hiện:
    - Những người được hưởng di sản thừa liên hệ với phòng công chứng để lập thông báo về việc khai nhận di sản.

    - Niêm yết công khai thông báo mở thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại UBND phường, xã nơi có di sản hoặc nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản trong vòng 30 ngày.

    - Nếu sau thời gian niêm yết không có tranh chấp hay khiếu nại, người được hưởng di sản tiến hành khai nhận di sản tại phòng công chứng.

    Thành phần hồ sơ:
     
    1. Hồ sơ pháp lý của những người được hưởng thừa kế gồm:
     
    - CMND hoặc hộ chiếu (bản chính kèm bản sao) của từng người.
     
    - Hộ khẩu (bản chính kèm bản sao).

    - Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân của vợ hoặc chồng người để lại di sản (bản chính kèm bản sao)

    - Hợp đồng ủy quyền (bản chính kèm bản sao), giấy ủy quyền (nếu xác lập giao dịch thông qua người đại diện).

    - Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác (bản chính kèm bản sao) chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế.

    2. Hồ sơ pháp lý của người để lại thừa kế như:
     
    - Giấy chứng tử (bản chính kèm bản sao) của người để lại di sản, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết (bản chính kèm bản sao).
    - Di chúc (nếu có)
     
    3. Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu di sản như:

    Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở do UBND cấp, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, các loại giấy tờ khác về nhà ở (bản chính kèm bản sao);

    Bước 2: Thực hiện các nghĩa vụ tài chính

    Trình tự thực hiện: Người được hưởng di sản liên hệ Chi cục thuế quận, huyện nơi có di sản làm thủ tục đóng thuế và phí trước bạ.

    Thành phần hồ sơ:

    - Bản chính giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu di sản như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở do UBND cấp, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, các loại giấy tờ khác về nhà ở.

    - Bản chính văn bản khai nhận di sản đã được công chứng.
     
    - Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (theo mẫu): 02 bản
     
    - Tờ khai lệ phí trước bạ (theo mẫu): 02 bản
     
    - Các giấy tờ cá nhân (như mục khai nhận di sản) (02 bản sao chứng thực)
     
    Bước 3: Sang tên cho người nhận di sản (đăng bộ)
     
    Trình tự thực hiện:
     
    - Nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ UBND quận, huyện nơi có di sản.
     
    - Cán bộ tiếp nhận hồ sơ ghi phiếu hẹn, nhận phiếu biên nhận có hẹn ngày giải quyết.
     
    Thành phần hồ sơ:

    - Bản chính giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu di sản như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất ở do UBND cấp, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình trên đất, các loại giấy tờ khác về nhà ở.

    - Văn bản khai nhận di sản thừa kế có chứng nhận của phòng công chứng.
     
    - Các giấy tờ cá nhân (như mục khai nhận di sản).
     
    - Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (theo mẫu): 02 bản
     
    - Tờ khai lệ phí trước bạ (theo mẫu): 02 bản
     
    thủ tục khai nhận di sản thừa kế, thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc, mẫu khai nhận di sản thừa kế, khai nhận di sản thừa kế theo pháp luật, khai nhận di sản thừa kế trong trường hợp nào, khai nhận di sản thừa kế ở đâu, thủ tục thừa kế không có di chúc
    - Thủ tục khai nhận di sản thừa kế sổ tiết kiệm;
    - Thủ tục khai nhận di sản thừa kế xe máy;
    - Thủ tục khai nhận di sản thừa kế ô tô;
    - Thủ tục khai nhận di sản thừa kế cổ phiếu;
    - Thủ tục khai nhận di sản thừa kế nhà đất;
    - Thủ tục khai nhận di sản thừa kế nhà chung cư;
    - Thủ tục khai nhận di sản thừa kế nhà tập thể;
    - Thủ tục khai nhận di sản thừa kế nhà dự án;
    -Thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với nhà ở hình thành trong tương lai;
    - Thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với tài sản góp vốn vào công ty;
    - Thủ tục khai nhận di sản thừa kế đối với nhà phân lô;
    Văn phòng Luật sư Hòa Bình nhận tư vấn và thực hiện dịch vụ trọn gói liên quan tới thừa kế tại các quận huyện: Ba Đình, Đống Đa, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Trì, Hoài Đức, Quốc Oai, Hà Đông,
     
     

    VĂN BẢN KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ

     
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    VĂN BẢN KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ
    Hôm nay, ngày ... tháng ..... năm 20...., tại Văn phòng Công chứng..., số ..........................., thành phố ...., chúng tôi gồm có:
     
    1. Ông/Bà
    :
     
    Sinh năm
    :
     
    Chứng minh nhân dân số
    :
     
    Thường trú tại
    :
     
    2. Ông/Bà
    :
     
    Sinh năm
    :
     
    Chứng minh nhân dân số
    :
     
    Thường trú tại
    :
     
    3. Ông/Bà
    :
     
    Sinh năm
    :
     
    Chứng minh nhân dân số
    :
     
    Thường trú tại
    :
     
    4. Ông/Bà
    :
     
    Sinh năm
    :
     
    Chứng minh nhân dân số
    :
     
    Thường trú tại
    :
     
     
    Cùng lập văn bản khai nhận di sản thừa kế như sau:
    I. Người để lại di sản:
     
    Ông/Bà
    :
    ......
    Sinh năm
    :
     
    Nơi cư trú cuối cùng
    :
     

    Chết ngày theo Giấy chứng tử số ...., quyển số ........ đăng ký tại Ủy ban nhân dân xã ..........., huyện ................, thành phố Hồ Chí Minh ngày .............

    Trước khi chết bà ....không để lại di chúc định đoạt đối với di sản của mình.
    II. Di sản và những người thừa kế di sản:
    A. Di sản:
    Di sản mà bà ....c để lại là ................. quyền sử dụng đất tại thửa đất số ............., tờ bản đồ số ............., xã ......., huyện ..........., thành phố ..., theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ............., vào sổ cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất số ..........., do Ủy ban nhân dân huyện ..........., Tp. .h cấp ngày ..............
    B. Người thừa kế di sản:
    -......... của bà ...., tên là ............., chết ngày ........., không lập giấy khai tử
    - ............của bà Nguyễn Thị Gắc, tên là ..................., chết ngày ......., không lập giấy khai tử. 
    - ............. của bà .... là:
     
    Ông/Bà
    :
    ..........................................
    Chứng minh nhân dân số
    :
    .............................................
     

    Theo Tờ cam kết và tường trình về quan hệ nhân thân do Ủy ban nhân dân xã .............. huyện ................., thành phố Hồ Chí Minh chứng thực ngày ........., số chứng thực .............., quyển số .....................

    - Bà .... và ông ................. sống chung với nhau trước năm 1976 và không có đăng ký kết hôn, có ....người con chung có tên sau:
    1. Ông/Bà
    :
     
    Chứng minh nhân dân số
    :
     

    Theo Giấy khai sinh số ......., quyển số ............, đăng ký ngày ............... tại Ủy ban nhân dân xã ............., huyện ..........., thành phố Hồ Chí Minh.

    2. Ông/Bà
    :
     
    Chứng minh nhân dân số
    :
     

    Theo Giấy khai sinh số .............., quyển số .............., đăng ký ngày ............... tại Ủy ban nhân dân xã ..........., huyện ............, thành phố Hồ Chí Minh

    3. Ông/Bà
    :
     
    Chứng minh nhân dân số
    :
     

    Theo Giấy khai sinh số ........, quyển số ........... đăng ký ngày ........... tại Ủy ban nhân dân xã ............, huyện ........., thành phố Hồ Chí Minh .

    III. Khai nhận di sản:

    Là những người đồng thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bà ...., chúng tôi đồng ý khai nhận di sản thừa kế như sau:

    Chúng tôi gồm ông ..............., ông .............., bà ............, bà ..............., là những người đồng thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bà Nguyễn Thị Gắc, cùng đồng ý khai nhận di sản thừa kế do bà Nguyễn Thị Gắc để lại là ................. quyền sử dụng đất tại thửa đất số ............., tờ bản đồ số ............., xã ......., huyện ..........., thành phố .., theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ............., vào sổ cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất số ..........., do Ủy ban nhân dân huyện ..........., Tp. Hồ Chí Minh cấp ngày ..............

    Chúng tôi xin cam đoan thực hiện các nghĩa vụ sau:

    - Hoàn thành các thủ tục đăng ký chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất, nộp thuế, phí và lệ phí liên quan đến di sản (nếu có) theo quy định của pháp luật;

    - Thanh toán các nghĩa vụ của người để lại di sản (nếu có);
    - Đã khai đúng sự thật và hoàn toàn đầy đủ về hộ tịch, không bỏ sót người thừa kế theo quy định của pháp luật;

    - Di sản nêu trên không bị tranh chấp, không bị kê niên để thi hành án hoặc để chấp hành các quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, không được dùng để đảm bảo cho một nghĩa vụ bất kỳ nào khác;

    - Những thông tin nhân thân và di sản trong văn bản này là đúng với sự thật;
    - Ngoài chúng tôi ra, bà Nguyễn Thị Gắc không còn bất cứ người thừa kế nào khác.

    Chúng tôi đã đọc lại toàn bộ Văn bản khai nhận di sản thừa kế này, hiểu rõ nội dung và đồng ý ký tên, điểm chỉ vào văn bản này trước sự chứng kiến của Công chứng viên.

    Những người khai nhận di sản
     

     

    LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

     

     

     

    Ngày ........tháng .......... năm 20xx(Ngày mười lăm, tháng mười, năm).

     

     

     

    Tại Văn phòng Công chứng ....., số ................................................................

     

     

     

    Tôi, ................, Công chứng viên Văn phòng.....

     

    CHỨNG NHẬN:
    Văn bản khai nhận di sản thừa kế này được lập bởi:
    1. Ông
    :
     
    Chứng minh nhân dân số
    :
     
    2. Ông
    :
     
    Chứng minh nhân dân số
    :
     
    3. Bà
    :
     
    Chứng minh nhân dân số
    :
     
    4. Bà
    :
     
    Chứng minh nhân dân số
    :
     

    Sau khi thực hiện niêm yết nội dung khai nhận di sản tại Ủy ban nhân dân xã ..............., huyện .................., thành phố ...., từ ngày ............. đến ngày .................. Văn phòng công chứng ...., không nhận được khiếu nại, tố cáo nào liên quan đến việc có thêm người thừa kế khác hoặc liên quan đến di sản.

    Những người thừa kế đã tự nguyện lập văn bán khai nhận di sản thừa kế, cam đoan chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung văn bản khai nhận di sản thừa kế và cam đoan không bỏ sót người thừa kế nào; 

    Tại thời điểm công chứng, những người thừa kế đều có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
    Nội dung văn bản khai nhận di sản thừa kế không trái pháp luật, không vi phạm đạo đức xã hội;

    Những người thừa kế đã đọc lại văn bản khai nhận di sản thừa kế này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong văn bản và đã ký, điểm chỉ vào văn bản này trước sự có mặt của tôi.

    Văn bản khai nhận di sản này gồm 03 (ba) bản chính (mỗi bản chính gồm 04 tờ 04 trang), cấp cho:
    Những người khai nhận di sản thừa kế: 02 (hai) bản chính.
    Lưu tại Văn phòng Công chứng.....: 01 (một) bản chính.
    CÔNG CHỨNG VIÊN 
    Số công chứng: ......................
    Quyển số: ..................................
      

     

     

    - Công ty  Dịch thuật HANU tự hào là công ty dịch thuật hàng đầu trên thị trường Việt Nam hiện nay. Với những dịch vụ chất lượng, uy tín trên mọi loại hình Phiên, biên dịch với đủ các ngôn ngữ như Dịch tiếng AnhDịch tiếng ĐứcDịch tiếng PhápDịch tiếng NhậtDịch tiếng Hàn Dịch tiếng Trung, Dịch tiếng Trung, Dịch tiếng Lào, Dịch tiếng Thái... Văn phòng dịch thuật tại Hà Nội Số 106, ngách 2A, ngõ 124 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội - Văn phòng dịch thuật tại HCM:  Số 60 Cù Lao, P2, Quận Phú Nhuận.

     

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH
    Trụ sở chính: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội
    Điện thoại: 04 6292 4060 Hot-line: 0936 171 023 

    Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh: 68/240 đường Trần Quang Khải, phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 04 6292 4060 Hot-line: 0936 171 023 
    Email: [email protected]

     

    Website: luathoabinh.com  

     

     

     
    Dịch vụ kế toán: Công ty chuyên cung cấp dịch vụ kế toán thuế trọn gói uy tín và chuyên nghiệp với mức giá rẻ nhất cho các doanh nghiệp ở TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng , Long An và các tỉnh lân ...

       

     Dịch Thuật Công Chứng: Dịch thuật công chứng lấy nhanh, gấp các loại văn bản, giấy tờ tư pháp, hộ tịch, hồ sơ du học, hợp đồng kinh doanh, báo cáo tài chính, tài liệu chuyên ngành.

     

  • ---------------------------------------------------------------

Share:


Thành viên

Xin Chào: Quý khách

Hỗ trợ trực tuyến

Đánh giá về chúng tôi

  • Đánh giá về chúng tôi
  • Ngân hàng Á Châu

    Khách hàng cần phân biệt sự khác nhau giữa dịch vụ xác minh và dịch vụ theo dõi giám sát . Xác minh là việc xác định tính sự thật của những sự việc đã xảy ra trong quá khứ. Còn theo dõi giám sát là việc xác định tính sự thật trong hiện tại đang tiếp diễn.

  • »Xem thêm

Tin tức