Thủ tục đòi tiền và xử lý tài sản của con nợ

  • Xem thêm dịch vụ liên kết: 

    Dịch thuật Hà Nội: chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ dịch thuật có nhu cần cấp thiết như Dịch thuật hợp đồng, Dịch hồ sơ thầu, Dịch hồ sơ năng lực công ty, dịch thuật tài liệu kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng... tại Hà Nội. Với tiêu chí: "Nhanh nhưng chất lượng và giá rẻ"! 

    -   Công chứng dịch vụ công chứng thủ tục công chứng văn phòng công chứng

    - Công ty Dịch thuật HANU chuyên cung cấp các dịch vụ dịch thuật đa ngôn ngữ như:  Dịch tiếng Anh Dịch tiếng Đức,   Dịch tiếng PhápDịch tiếng NhậtDịch tiếng Hàn Dịch tiếng NgaDịch tiếng Trung ... , với đội ngũ chuyên gia có trình độ cao về ngôn ngữ, nhiều năm kinh nghiệm.

    Dịch công chứng dịch thuật công chứng dịch công chứng hà nội dịch công chứng tphcm dịch vụ dịch thuật dịch thuật hà nội công ty dịch thuật

    1. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án

    Theo quy định tại Điều 167 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011) người khởi kiện dân sự có quyền nộp đơn tại Tòa án để yêu cầu giải quyết việc dân sự. Tòa án sẽ 

    a. Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án không thuộc thẩm quyền thì

    b. Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án khác

    c. Trả lại đơn khởi kiện nếu việc đó không thuộc thẩm quyền của Tòa án

    Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án thì Toà án phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Toà án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

    Trong trường hợp người khởi kiện đã nộp đủ hồ sơ khởi kiện nhưng Tòa án không thụ lý thì người khởi kiện có quyền khiếu nại yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp của mình.

    Như vậy, trường hợp bên vay không trả được nợ khi đến hạn, thì người cho vay có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự liên quan đến yêu cầu đòi tiền.

    2. Xử lý đối tài sản của con nợ 

    Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền yêu cầu Toà án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án (Điều 99 Bộ luật Tố tụng dân sự). Các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Điều 102 BLTTDS gồm có

    - Kê biên tài sản đang tranh chấp.

    - Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.

    - Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.

    - Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ.

    Quyền của chủ tài sản còn bị hạn chế trong trường hợp: Kể từ thời điểm có bản án, quyết định sơ thẩm mà người phải thi hành án bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, cầm cố tài sản của mình cho người khác, không thừa nhận tài sản là của mình mà không sử dụng khoản tiền thu được để thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên để thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (Điều 16 Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân sự).

     

    Bài viết liên quan:

     

     
    Dịch vụ kế toán thuế: Công ty chuyên cung cấp dịch vụ kế toán  trọn gói uy tín và chuyên nghiệp với mức giá rẻ nhất cho các doanh nghiệp ở TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng , Long An và các tỉnh lân ngoài ra tư vấn: báo cáo tài chính - và cung cấp dịch vụ báo cáo tài chính cuối năm  chuyên  nghiệp và uy tín. 

     

     

  • ---------------------------------------------------------------

Share:


Thành viên

Xin Chào: Quý khách

Hỗ trợ trực tuyến

Đánh giá về chúng tôi

  • Đánh giá về chúng tôi
  • Ngân hàng Á Châu

    Khách hàng cần phân biệt sự khác nhau giữa dịch vụ xác minh và dịch vụ theo dõi giám sát . Xác minh là việc xác định tính sự thật của những sự việc đã xảy ra trong quá khứ. Còn theo dõi giám sát là việc xác định tính sự thật trong hiện tại đang tiếp diễn.

  • »Xem thêm

Tin tức