Thành lập Tổ hòa giải

  • Theo Khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở quy định: “Tổ hoà giải ở cơ sở là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác để thực hiện hoặc tổ chức thực hiện việc hoà giải những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật”.

    Theo Điều 11 Dự thảo Luật Hòa giải cơ sở quy định: Mỗi thôn, tổ dân phố thành lập ít nhất một Tổ hòa giải; Tổ hòa giải có từ 03 đến 07 Hòa giải viên.
    Hoạt động hòa giải ở cơ sở không phải do cơ quan Nhà nước hay tổ chức chuyên môn nghề nghiệp thực hiện mà do Tổ hòa giải hoặc các tổ chức thích hợp khác của nhân dân (như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân...) ở thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố, cụm dân cư thực hiện. Trong đó, Tổ hòa giải ở cơ sở là tổ chức tự quản của nhân dân, do nhân dân bầu ra theo từng tổ dân phố, cụm dân cư. Công tác hòa giải ở cơ sở chủ yếu là “Hướng dẫn, thuyết phục, dàn xếp, giúp đỡ” mà không phải bằng phán xét, quyết định mang tính quyền lực của các cơ quan Nhà nước. Bản chất của công tác hòa giải là một hình thức tự quản của nhân dân.

    Như vậy, Tổ hòa giải là một tổ chức quần chúng của nhân dân, do dân bầu ra và được thành lập ở cơ sở thôn, xóm, bản ấp, tổ dân phố hoặc cụm dân cư… Về bản chất Tổ hòa giải là tổ chức quần chúng, không phải là tổ chức chính quyền, được thành lập để hòa giải tại chỗ, thường xuyên, kịp thời các tranh chấp nhỏ trong nhân dân, góp phần tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân, nhằm chủ động ngăn ngừa vi phạm pháp luật, hạn chế các vụ việc phải đưa ra Tòa án giải quyết.

     HÃY LIÊN LẠC VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CHI TIẾT

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH
    Trụ sở chính: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội
    Hot-line: 0936 171 023 
    Email: [email protected]
    Website: luathoabinh.com

     
  • ---------------------------------------------------------------

Share:


Thành viên

Xin Chào: Quý khách

Hỗ trợ trực tuyến

Đánh giá về chúng tôi

  • Đánh giá về chúng tôi
  • Ngân hàng Á Châu

    Khách hàng cần phân biệt sự khác nhau giữa dịch vụ xác minh và dịch vụ theo dõi giám sát . Xác minh là việc xác định tính sự thật của những sự việc đã xảy ra trong quá khứ. Còn theo dõi giám sát là việc xác định tính sự thật trong hiện tại đang tiếp diễn.

  • »Xem thêm

Tin tức