Năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự
- Bài viết liên quan:
- Công chứng , dịch vụ công chứng , thủ tục công chứng , văn phòng công chứng
- Công ty Dịch thuật HANU chuyên cung cấp các dịch vụ dịch thuật đa ngôn ngữ như: Dịch tiếng Anh, Dịch tiếng Đức, Dịch tiếng Pháp, Dịch tiếng Nhật, Dịch tiếng Hàn , Dịch tiếng Nga, Dịch tiếng Trung ... , với đội ngũ chuyên gia có trình độ cao về ngôn ngữ, nhiều năm kinh nghiệm.
- Dịch công chứng , dịch thuật công chứng , dịch công chứng hà nội , dịch công chứng tphcm , dịch vụ dịch thuật , dịch thuật hà nội , công ty dịch thuật
1. Năng lực chủ thể là cá nhân
- Đặc điểm năng lực chủ thể cá nhân:
+ Là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự (Điều 14 Bộ luật Dân sự năm 2005);
+ Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
- Tính chất năng lực chủ thể cá nhân:
+ Được Nhà nước ghi nhận trong các văn bản pháp luật;
+ Mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực pháp luật;
+ Nhà nước không cho phép công dân tự hạn chế năng lực pháp luật của chính họ và của cá nhân khác;
+ Nhà nước tạo mọi điều kiện để đảm bảo năng lực pháp luật dân sự của công dân được thực hiện.
- Nội dung của năng lực pháp luật dân sự của cá nhân gồm 03 nhóm quyền chính:
+ Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản;
+ Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản, quyền thừa kế;
+ Quyền tham gia vào quan hệ dân sự và có các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ các quan hệ đó.
- Năng lực hành vi dân sự của cá nhân:
+ Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự;
+ Mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân:
Năng lực hành vi đầy đủ: Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp bị tuyên bố mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự. Người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự có đầy đủ tư cách chủ thể và toàn quyền tham gia vào quan hệ dân sự với tư cách là chủ thể độc lập và tự chịu trách nhiệm về những hành vi do họ thực hiện;
Năng lực hành vi một phần: Là cá nhân từ đủ 06 tuổi đến dưới 18 tuổi. Người có năng lực hành vi một phần chỉ có thể xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong một giới hạn nhất định do pháp luật dân sự quy định (Điều 20 Bộ luật Dân sự năm 2005);
Không có năng lực hành vi: Người chưa đủ 06 tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Mọi giao dịch của những người này đều do người giám hộ hoặc người đại diện xác lập và thực hiện.- Mất năng lực hành vi dân sự: Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra Quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
- Hạn chế năng lực hành vi dân sự:
Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phát tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra Quyết định tuyên bố người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Tòa án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân
- Điều kiện để một tổ chức có tư cách pháp nhân (Điều 84 Bộ luật Dân sự năm 2005):
+ Được thành lập một cách hợp pháp;
+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
+ Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
- Năng lực chủ thể của pháp nhân:
+ Pháp nhân tham gia vào các quan hệ pháp luật như là một chủ thể bình đẳng, độc lập với các chủ thể khác;
+ Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân phát sinh đồng thời tại thời điểm thành lập pháp nhân, tồn tại trong suốt quá trình hoạt động của pháp nhân và chỉ chấm dứt khi pháp nhân chấm dứt hoạt động;
+ Đối với các pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực chủ thể phát sinh kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
- Hoạt động của pháp nhân:
+ Pháp nhân tham gia vào các quan hệ xã hội nói chung và các quan hệ dân sự nói riêng thông qua các hoạt động bên ngoài như những chủ thể độc lập khác;
+ Mọi hoạt động của pháp nhân được tiến hành thông qua hành vi của những cá nhân - người đại diện của pháp nhân. Hành vi của những cá nhân này không phải tạo ra quyền và nghĩa vụ cho họ mà nhân danh pháp nhân tạo ra các quyền và nghĩa vụ cho pháp nhân. Người đại diện của pháp nhân được xác lập dưới 2 hình thức:
Người đại diện theo pháp luật (Khoản 4 Điều 141 Bộ luật Dân sự năm 2005): Là người đứng đầu pháp nhân theo quy định của Điều lệ pháp nhân hoặc Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
Người đại diện theo ủy quyền (Điều 143 Bộ luật Dân sự năm 2005): Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Người được ủy quyền chỉ được thực hiện các giao dịch trong phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền được xác lập theo văn bản ủy quyền.
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH
Trụ sở chính: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 04 6292 4060 Hot-line: 0936 171 023Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh: 68/240 đường Trần Quang Khải, phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 04 6292 4060 Hot-line: 0936 171 023
Email: [email protected]Website: luathoabinh.com
- ---------------------------------------------------------------