Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự
- Bài viết liên quan:
- Công chứng , dịch vụ công chứng , thủ tục công chứng , văn phòng công chứng
- Công ty Dịch thuật HANU chuyên cung cấp các dịch vụ dịch thuật đa ngôn ngữ như: Dịch tiếng Anh, Dịch tiếng Đức, Dịch tiếng Pháp, Dịch tiếng Nhật, Dịch tiếng Hàn , Dịch tiếng Nga, Dịch tiếng Trung ... , với đội ngũ chuyên gia có trình độ cao về ngôn ngữ, nhiều năm kinh nghiệm.
- Dịch công chứng , dịch thuật công chứng , dịch công chứng hà nội , dịch công chứng tphcm , dịch vụ dịch thuật , dịch thuật hà nội , công ty dịch thuật
1. Sự kiện pháp lý
Quan hệ pháp luật dân sự phát sinh, thay đổi hay chấm dứt do những sự kiện nhất định - sự kiện pháp lý. Sự kiện pháp lý là những sự kiện xảy ra trong thực tế mà pháp luật dự liệu, quy định làm phát sinh các hậu quả pháp lý (làm phát sinh, thay đổi, hay chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự).
- Phân loại sự kiện pháp lý
+ Hành vi pháp lý là hành vi có mục đích của các chủ thể nhằm làm phát sinh hậu quả pháp lý. Đây là căn cứ phổ biến nhất được luật dân sự quy định làm phát sinh hậu quả pháp lý. Các hành vi pháp lý được phân thành hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp;
+ Hành vi hợp pháp là những hành vi có chủ định của các chủ thể được tiến hành phù hợp với các quy định của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật;
+ Hành vi bất hợp pháp là những hành vi được thực hiện trái với quy định của pháp luật, các nguyên tắc chung của pháp luật và đạo đức xã hội;
+ Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền làm phát sinh hậu quả pháp lý cũng thuộc hành vi pháp lý. Ví dụ: Quyết định giao đất, Quyết định phân nhà, Quyết định của Tòa án về bồi thường thiệt hại, Quyết định của Tòa án về xác định chủ sở hữu tài sản, Quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…
2. Xử sự pháp lý
Xử sự pháp lý là hành vi không nhằm làm phát sinh hậu quả pháp lý nhưng do quy định của pháp luật hậu quả pháp lý được phát sinh. Ví dụ: Người nào đào được tài sản có giá trị lớn được hưởng 50% giá trị nếu không phải là vật cổ.
3. Sự biến pháp lý
Sự biến pháp lý là những sự kiện xảy ra không phụ thuộc vào ý muốn của con người nói chung và những người tham gia vào quan hệ dân sự nói riêng. Sự biến pháp lý được phân thành sự biến pháp lý tuyệt đối và sự biến pháp lý tương đối.
Sự biến tuyệt đối là những sự kiện xảy ra trong thiên nhiên hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn của con người. Ví dụ: Động đất, núi lửa, bão, lũ lụt…
Sự biến tương đối là những sự kiện xảy ra do hành vi của con người tiến hành nhưng không phụ thuộc vào hành vi của chủ thể tham gia và làm phát sinh hậu quả pháp lý đối với họ.4. Thời hạn
Thời hạn là sự kiện pháp lý đặc biệt làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Thời gian là một phạm trù triết học, không có bắt đầu và kết thúc. Thời gian trôi đi không phụ thuộc vào ý chí của con người. Do đó, đến một thời điểm nhất định theo quy định của pháp luật sẽ làm phát sinh hậu quả pháp lý.
Ví dụ: Thời hiệu khởi kiện, thời hiệu hưởng quyền, thời hiệu miễn nghĩa vụ…VĂN PHÒNG LUẬT SƯ HÒA BÌNH
Trụ sở chính: Số 09 Lê Văn Lương, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 04 6292 4060 Hot-line: 0936 171 023Văn phòng tại TP Hồ Chí Minh: 68/240 đường Trần Quang Khải, phường Tân Định, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: 04 6292 4060 Hot-line: 0936 171 023
Email: [email protected]Website: luathoabinh.com
- ---------------------------------------------------------------